Thể hiện thái độ tích cực khi phỏng vấn, bạn được lợi gì?

[ad_1]

Thứ Hai, ngày 26/07/2021 16:00 PM (GMT+7)

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng CV đẹp, kinh nghiệm làm việc dày dặn, trả lời phỏng vấn thông minh là đủ để chinh phục nhà tuyển dụng nhưng ít ai chú ý đến thái độ tích cực.


Thực tế, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá trình độ chuyên môn, mà còn tìm kiếm thái độ đúng mực, cầu thị, thân thiện và sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, duy trì một thái độ chuyên nghiệp, tích cực trước người phỏng vấn khi tìm kiếm việc nhanh sẽ cho bạn 6 lợi ích sau đây.

Thể hiện sự tôn trọng với người phỏng vấn

Thái độ tích cực được thể hiện trước hết qua sự tôn trọng công ty và con người ở đó. Bởi nếu người phỏng vấn cảm thấy bạn đang không tôn trọng họ, họ sẽ không thể phỏng vấn bạn trong tâm trạng tốt nhất. Từ thời điểm bạn bước vào phòng phỏng vấn cho đến khi đứng dậy ra về, hãy luôn thể hiện sự tôn trọng trong lời nói và hành động.

Hãy chú ý chào hỏi, xưng hô đầy đủ chủ ngữ, kính ngữ, mỉm cười và giao tiếp bằng mắt, chăm chú lắng nghe, cảm ơn người phỏng vấn trước khi ra về… Những hành động tưởng là nhỏ nhưng có thể để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Từ đó, không khí phỏng vấn mà họ dành cho bạn có thể sẽ đỡ căng thẳng hơn nhiều.

Thể hiện thái độ tích cực khi phỏng vấn, bạn được lợi gì? - 1

Thái độ tích cực, cầu thị có thể bù đắp cho những điểm yếu

Mặc dù kinh nghiệm làm việc và kỹ năng có thể là điều kiện để bạn đảm nhận được công việc nhưng nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên có cả tiềm năng chuyên môn lẫn một thái độ tốt.

Mặc dù kinh nghiệm làm việc còn hạn chế, nhưng bạn bước vào cuộc phỏng vấn với một năng lượng lạc quan, tự tin thì người phỏng vấn sẽ chú ý đến bạn. Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng sẵn sàng lựa chọn một ứng viên chưa nhiều kinh nghiệm nhưng thể hiện được sự quyết tâm và tinh thần học hỏi mạnh mẽ.

Chứng minh sự nhiệt huyết với công việc

Thông thường, sự nhiệt huyết với công việc được coi là tiêu chí quan trọng trong quá trình ứng tuyển của khá nhiều công ty, doanh nghiệp. Giữa hai ứng viên với kinh nghiệm và kỹ năng tương đương nhau, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chọn ứng viên dành nhiều tâm huyết cho vị trí đó hơn.

Những nhân viên nhiệt tình được cho là có khả năng giải quyết xung đột giữa các thành viên một cách hiệu quả, chủ động nỗ lực 100% cho công việc, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Thật khó để chứng minh được bạn là một ứng viên như vậy ngay trong vòng phỏng vấn, nhưng thái độ nhiệt thành, chủ động chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

Thể hiện thái độ tích cực khi phỏng vấn, bạn được lợi gì? - 2

Mang tới năng lượng tích cực cho công ty

Hãy nghĩ về những bạn học hay đồng nghiệp yêu thích của bạn, và bạn sẽ hiểu tại sao thái độ tích cực lại rất quan trọng đối với thành công của một tập thể. Bạn sẽ muốn đồng đội của mình có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc của họ, nhưng bạn chắc chắn cũng muốn làm việc cùng một người dễ chịu và tích cực hơn là một người tiêu cực, khó ưa. Nhà tuyển dụng cũng cảm thấy như vậy, bởi một nhân viên mới với thái độ tích cực sẽ nhanh chóng hòa nhập với văn hóa và không khí làm việc của họ.

Thuận lợi hơn khi đàm phán lương và lợi ích

Nếu bạn đã duy trì được một thái độ tích cực cho tới thời điểm này, bạn hoàn toàn có đủ sự tự tin để thương lượng mức lương của mình với nhà tuyển dụng. Câu chuyện tiền lương rất nhạy cảm, nên hãy tránh không thể hiện sự thất vọng hoặc cảm thấy bị xúc phạm bởi bất kỳ con số nào công ty đề xuất.

Tất nhiên, vì bạn đã có thái độ tốt, nên nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại mà “thoải mái” hơn với bạn khi đàm phán lương. Hãy nhớ rằng bạn vẫn đang xây dựng mối quan hệ trong nghề, bạn nên tập trung vào giá trị mà bạn có thể mang lại để đảm bảo kết quả tích cực cho cả hai bên.

Có lợi cho tâm lý của bạn

Cuối cùng, một thái độ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc của bạn, mà còn có thể cản trở hạnh phúc và sức khỏe tâm lý lâu dài của bạn. Đừng tự ti nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Đừng bực bội hay “cãi” lại nếu người phỏng vấn nhận xét điều gì đó về câu trả lời của bạn. Đừng lỡ buông một câu đùa vô duyên rồi nhận ra hoàn cảnh hiện tại không phù hợp với sự hài hước đó. Thái độ sai dẫn đến sai lầm. Và những sai lầm trong buổi phỏng vấn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn một thời gian sau đó, dù dài hay ngắn.

Thể hiện thái độ tích cực, tôn trọng và hợp tác không chỉ giúp ích cho bạn khi phỏng vấn mà nó còn là yếu tố quan trọng để bạn thành công trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nhất là đối với các bạn trẻ, rèn luyện thái độ cũng quan trọng không kém so với kiến thức hay chuyên môn. Hãy để ý và cải thiện bản thân nếu bạn cảm thấy thái độ của mình chưa thực sự hoàn thiện nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn: http://danviet.vn/the-hien-thai-do-tich-cuc-khi-phong-van-ban-duoc-loi-gi-50202126715562702.htm



[ad_2]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang