Người Việt chi tiền túi cho dịch vụ y tế cao gấp đôi khuyến cáo

[ad_1]

Tỷ lệ chi tiền túi từ người sử dụng dịch vụ y tế còn cao

Tại Hội thảo Cơ chế tài chính nhằm tăng cường tiếp cận các giải pháp công nghệ mới trong chăm sóc sức khoẻ do Bộ Y tế tổ chức ngày 6/4, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay hiện có 87 triệu người dân Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tương đương 90,7%.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, một trong những thách thức hiện nay là tỷ lệ chi tiền túi từ người sử dụng dịch vụ y tế còn cao. Báo cáo mới nhất cho thấy con số này là 43% trong tổng chi tiêu y tế.

Người Việt chi tiền túi cho dịch vụ y tế cao gấp đôi khuyến cáo - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Điều này liên quan đến thực tế là quỹ BHYT chưa đảm bảo bao phủ toàn bộ nhu cầu và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, mức độ bao phủ về tài chính còn hạn chế” – GS.TS Trần Văn Thuấn cho hay.

Lý giải rõ hơn, TS Lê Văn Khảm – Vụ trưởng Vụ BHYT thuộc Bộ Y tế thông tin, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tỷ lệ này ở các nước chỉ nên khoảng 20%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chi tiền túi từ người sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam cao hơn gấp đôi so với khuyến cáo. 

“Đây là mức chi khá cao so với nhiều quốc gia và dưới mức mục tiêu mong đợi” – ông Khảm nói “đây là thách thức lớn” bởi mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 20, đến năm 2025, tỷ lệ này giảm xuống dưới 35% và tới năm 2030 giảm xuống dưới 30%.

Người Việt chi tiền túi cho dịch vụ y tế cao gấp đôi khuyến cáo - Ảnh 2.

Hiện tại, mỗi người Việt có thẻ BHYT khám bệnh trung bình 2,1 lần/năm với số tiền bình quân 129 USD/người (tương đương 3 triệu đồng/người). 

Với mức chi tiêu này, Việt Nam đứng trên Lào (57USD), Campuchia (78,4USD), Myanmar (70USD) nhưng thấp hơn Thái Lan (222USD) và các nước có thu nhập trung bình. Trong đó người dân Thái Lan chi khoảng 6 triệu đồng/người/năm, mức chi tại Malaysia là 12 triệu đồng/người/năm.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ BHYT, hiện trong chi tiêu từ Quỹ BHYT với công tác khám chữa bệnh, riêng với thuốc đã giảm từ 53% (năm 2015) xuống 35% (năm 2019), dù vậy, tính theo số tuyệt đối, lượng tiền chi ra cho thuốc vẫn rất lớn.

Trong mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, có 3 phương diện gồm: tỷ lệ người dân tham gia BHYT, quyền lợi được hưởng và mức độ bảo vệ về mặt tài chính.

BHYT có thể sẽ chi trả khám sàng lọc một số bệnh ung thư, rối loạn nội tiết chuyển hoá

Thực tế, Quỹ BHYT hiện mới chi cho các nội dung khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám thai định kỳ và sinh con; chưa có khám sàng lọc chẩn đoán sớm, khám sức khoẻ định kỳ hay một số dịch vụ dự phòng…

Trong khi đó, kinh nghiệm thế giới cho thấy đầu tư vào dự phòng đem hiệu quả lâu dài tốt hơn. “Quỹ BHYT cần thiết phải đảm bảo một số dịch vụ cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ. Khi dự phòng tốt, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, tỉ lệ nhập viện sẽ giảm đi, chất lượng bệnh nhân tốt hơn…”, ông Khảm nói.

Trong kế hoạch sửa đổi Luật BHYT lần này, Vụ trưởng Vụ BHYT cho biết nhóm soạn thảo đã thiết kế nội dung này, kỳ vọng Chính phủ có thể trình Quốc hội trong năm 2021. 

Theo đó, sẽ đưa nội dung chi trả BHYT cho hoạt động sàng lọc, chẩn đoán sớm, khám sức khoẻ định kỳ, dự phòng một số loại bệnh tật kể cả vaccine… Cụ thể, một số bệnh như bệnh về rối loạn nội tiết và chuyển hoá như tiểu đường hay ung thư vú, ung thư cổ tử cung – những vấn đề sức khoẻ cộng đồng mà chúng ta nhìn thấy rõ hiệu quả của việc sàng lọc chẩn đoán sớm.

Võ Thu



[ad_2]

Nguồn bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang