Gia đình sẽ đưa cố nhà văn Sơn Tùng sẽ về Nghệ An an táng

[ad_1]

GiadinhNet – Lễ viếng cố nhà văn Sơn Tùng sẽ diễn ra từ 7h30 – 8h30 ngày 26/7 (tức 17/6 âm lịch) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng. Sau đó, linh cữu của ông sẽ được gia đình đưa về miền quê biển làng Kim (xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An).

Nhà văn Sơn Tùng qua đờiNhà văn Sơn Tùng qua đời

Thông tin nhà văn Sơn Tùng – Anh hùng lao động, tác giả nổi tiếng của “Búp sen xanh” đã lặng lẽ ra đi ở tuổi 94 vào ngày 22/7 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, khiến nhiều người bàng hoàng và tiếc thương. 

Được biết, lễ viếng cố nhà văn sẽ diễn ra từ 7h30 – 8h30 ngày 26/7 (tức 17/6 âm lịch) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Sau đó, linh cữu của ông sẽ được gia đình đưa về miền quê biển làng Kim (xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An), nơi đã sinh và hun đúc nên một hình tượng đẹp trong văn học nghệ thuật nước nhà.

Gia đình sẽ đưa cố nhà văn Sơn Tùng sẽ về Nghệ An an táng - Ảnh 2.

Trước sự ra đi của tác giả “Búp sen xanh”, nhà nghiên cứu, soạn giả Nguyễn Thế Khoa gọi cố nhà văn Sơn Tùng là một con người vĩ đại, một nhà văn vĩ đại. “Không vĩ đại sao được một con người trọn đời chiến đấu hy sinh vì đất nước, thương tật đầy mình, đã từ chối mọi ưu đãi của Đảng, nhà nước mà ông xứng đáng được hưởng, an cư nghèo khó hơn 50 năm tại một căn hộ tập thể tồi tàn chưa đến 20m tại khu Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội.

Tại nơi đó, với 14 vết thương trên mình, với mấy mảnh đạn trong đầu không thể lấy ra được, với đôi tay và đôi chân tàn tật, người thương binh hạng 1/4 Bùi Sơn Tùng đã bền bỉ tìm hiểu, nghiên cứu, viết hơn 20 tác phẩm văn học về các nhà yêu nước Việt Nam, trong đó có hơn 10 tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và được mời đi nói chuyện hàng trăm buổi tại nhiều địa phương đơn vị trên khắp đất nước về Bác. Những buổi nói chuyện hết sức hấp dẫn, xúc động mà ai đã từng được nghe không bao giờ quên”, nhà soạn giả ngậm ngùi chia sẻ.

Cũng theo soạn giả Nguyễn Thế Khoa, nhà văn Sơn Tùng là người đầu tiên đã dựng chân dung chân thực như một thanh thiếu niên xứ Nghệ bình thường của Hồ Chí Minh thời trẻ trong hoàn cảnh lịch sử đất nước, trong sự ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, của quê hương, gia đình.

Gia đình sẽ đưa cố nhà văn Sơn Tùng sẽ về Nghệ An an táng - Ảnh 3.

Nhà văn Sơn Tùng (thứ 2 từ trái sang) tại làng Sen quê Bác

Gia đình sẽ đưa cố nhà văn Sơn Tùng sẽ về Nghệ An an táng - Ảnh 4.

Nhà văn Sơn Tùng dành cả đời để viết về Bác Hồ

Nhà nghiên cứu đánh giá, hai tác phẩm “Búp sen xanh” và “Bông sen hồng”, cố nhà văn đã đi trước cả giới sử học nước nhà trong việc xóa bỏ định kiến về triều Nguyễn như một triều đình tối phản động trước đó với những hình tượng vua quan vì nước vì dân như tri huyện Nguyễn Sinh Huy, tổng đốc, thượng thư Đào Tấn và nhà vua Thành Thái.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu, soạn giả Nguyễn Thế Khoa vẫn băn khoăn, day dứt thay cho nhà văn Sơn Tùng. Ông bày tỏ: “Con người vĩ đại, nhà văn vĩ đại hiếm có trong văn học Việt Nam đó rất xứng đáng được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011. Nhưng nhà văn vĩ đại đó, tác giả của những tác phẩm văn học thành công nhất về Hồ Chí Minh, không hiểu vì sao lại chưa bao giờ được Hội Nhà văn Việt Nam đề cử xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Dù vì bất cứ lý do gì, Hội Nhà văn Việt Nam còn nợ một trong những thành viên ưu tú nhất của mình món nợ lớn đó…”

Gia đình sẽ đưa cố nhà văn Sơn Tùng sẽ về Nghệ An an táng - Ảnh 5.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng năm 2011

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng. Ông sinh năm 1928 tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy, xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An). Ông tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở nhiều vai trò như phóng viên, tuyên truyền…

Sau chiến tranh, ông là thương binh hạng 1/4, nửa người bên phải gần như bị liệt, bàn tay bị mất ba ngón, mắt phải chỉ còn 1/10 thị lực. Ông được phong danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011. Thế nhưng, dù là thương binh hạng nặng, sự nghiệp cầm bút của ông vẫn không bị hao mòn.

Trong suốt cuộc đời mình, nhà văn Sơn Tùng đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị anh hùng, những nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc. Trong đó, tác phẩm “Búp sen xanh” nổi bật nhất – cuốn tiểu thuyết viết về tuổi thơ, thời niên thiếu và tuổi đôi mươi của chàng thiếu niên Nguyễn Sinh Cung. Tác phẩm đã được tái bản hơn 30 lần, dịch ra nhiều thứ tiếng.

Ngoài ra, Sơn Tùng còn có nhiều tác phẩm văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn khác như “Bên khung cửa sổ” (1974), “Trần Phú” (1980″, “Lõm” (viết năm 1976, in lần đầu năm 1994), “Trái tim quả đất” (viết năm 1988, in lần đầu năm 1990), “Bác ở nơi đây” (2005)… Ông từng viết khoảng 100 bài thơ, trong đó có bài Gửi em chiếc nón bài thơ, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc.

An Khánh

[ad_2]

Nguồn bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang