TP HCM phấn đấu tháng 8 tiêm mũi 1 cho khoảng 70% dân số

[ad_1]

TP HCM phấn đấu tháng 8 tiêm mũi 1 cho khoảng 70% dân số - Ảnh 1.

Chiều 2/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc giao ban trực tuyến ngắn với lãnh đạo TP HCM, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

TP HCM phấn đấu tháng 8 tiêm mũi 1 cho khoảng 70% dân số - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Đảm đương được khi ca nặng, nguy kịch tăng lên

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP đã huy động các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình “bệnh viện tách đôi”, trước mắt, khoảng 5 bệnh viện tham gia với quy mô 675 giường.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, việc áp dụng Chỉ thị 16 của TP đã đạt được hiệu quả nhất định, đặc biệt, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân theo đúng tinh thần giảm ca mắc, giảm ca tử vong và tăng cường tốc độ tiêm vaccine.

TP HCM phấn đấu tháng 8 tiêm mũi 1 cho khoảng 70% dân số - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp vào làm việc với TP HCM và có những chỉ đạo quyết liệt để tăng cường năng lực cho hệ thống điều trị của TP này, trong đó chuẩn bị 3 cơ sở cho 3 bệnh viện Trung ương; tăng cường năng lực cho bệnh viện hồi sức 1.000 giường của TP HCM.

Công tác điều trị tương đối ổn, chúng ta cũng có thể đảm đương được tình hình khi số lượng những trường hợp nguy kịch và nặng tăng lên“, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Ca tử vong có ở 3 lớp điều trị

Liên quan đến các ca tử vong, lãnh đạo TP HCM cho biết, các ca tử vong ở cả 3 tầng 3-4-5.

Trong đó, tầng thứ 5 là lớp dành cho hồi sức chuyên sâu các trường hợp COVID-19 nặng và nguy kịch; tầng thứ 4 tiếp nhận các ca nặng có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; hồi sức cấp cứu (thở máy, lọc máu liên tục) các trường hợp nặng.

Ca tử vong còn ghi nhận ở tầng thứ 3 là điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng trung bình và nặng, có hoặc không kèm nhiều bệnh lý nền; hồi sức cấp cứu (thở máy) một số trường hợp chuyển biến nặng.

TP cũng đã rà soát lại Trung tâm cấp cứu 115 với mong muốn tất cả người bệnh đều được cấp cứu, khám và điều trị kịp thời.

Với sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp, một số xe taxi, xe khách đã chuyển đổi công năng sang xe cấp cứu và phục vụ tại chỗ, giao cho Chủ tịch UBND 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức toàn quyền sử dụng, phục vụ công tác chữa bệnh khi ca F0 có triệu chứng nặng.

Tháng 8 cố gắng tiêm được mũi 1 cho khoảng 70% dân số trên địa bàn

TP HCM đang tận dụng thời điểm giãn cách xã hội để tiêm vaccine COVID-19 đợt 5 cho người dân với 821.000 liều, từ ngày 22/7-1/8.

TP đã đơn giản hóa quy trình và đội hình, huy động lực lượng y tế tư nhân, mở rộng 1.200 điểm để tiêm cho nhiều người, phấn đấu trong tháng 8/2021 sẽ đẩy nhanh tiến độ, tiêm được mũi 1 cho khoảng 70% dân số trên địa bàn TP.

TP HCM phấn đấu tháng 8 tiêm mũi 1 cho khoảng 70% dân số - Ảnh 4.

TP HCM phấn đấu trong tháng 8/2021 sẽ đẩy nhanh tiến độ, tiêm được mũi 1 cho khoảng 70% dân số trên địa bàn TP. Ảnh: Duy Hiệu

Bộ Y tế khuyến nghị, dựa trên điều kiện thực tiễn của TP HCM sẽ giảm bớt quy trình, thời gian theo dõi sau tiêm, đã áp dụng trong đợt tiêm chủng vaccine vừa qua và tốc độ tiêm chủng đã được tăng.

Về đề nghị cấp tối thiểu 4 triệu liều vaccine trong tháng 8 của TP HCM, Ban Chỉ đạo yêu cầu TP phải có kế hoạch cụ thể đến từng ngày với phương án cao nhất và phương án bình thường để Bộ Y tế chủ động cân đối nguồn vaccine.

Ban Chỉ đạo đánh giá thời gian qua, TPHCM đã làm rất tốt, ngày càng chú ý hơn trong việc giữ vùng an toàn (vùng xanh), chuyển vùng nguy cơ (vùng vàng) thành vùng an toàn xanh.

Ban Chỉ đạo đề nghị Thành phố có những biện pháp làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn để giữ vững vùng xanh, chuyển nhanh vùng vàng ở tất cả các quận, huyện.

Ban chỉ đạo nhấn mạnh việc tiêm vaccine không là bắt buộc theo quy định của pháp luật nhưng là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người đối với sức khoẻ bản thân và cộng đồng.

TP cần tích cực tuyên truyền mạnh mẽ với người dân về tác dụng bảo vệ của vaccine.

Theo đó, người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 với triệu chứng nhẹ hơn nhưng có thể lây cho người khác do vậy không được chủ quan, vẫn phải thực hiện nghiêm 5K.

Các tỉnh ít ca nhiễm cũng phải sẵn sàng tình huống dịch như TP HCM

Từ kinh nghiệm của TP HCM và một số tỉnh khác, để sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng hơn, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh, thành phố còn ít ca nhiễm tiếp tục kiện toàn hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng ngoài việc giám sát thực hiện phòng, chống dịch ở khu dân cư, phát hiện người từ nơi khác về… và sẵn sàng có trợ giúp y tế ban đầu.

Các tỉnh còn ít ca nhiễm cần thực hiện ngay việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm; tập huấn, thí điểm cách ly tại nhà đối với F1, giữ cho lực lượng y tế không bị quá tải khi dịch diễn biến phức tạp hơn nữa.

Các địa phương sớm chuẩn bị trung tâm thu dung F0 không triệu chứng, chăm lo đầy đủ sức khỏe và tinh thần để giảm thấp nhất tỷ lệ chuyển sang F0 có triệu chứng; thành lập các cơ sở điều trị có triệu chứng nhẹ phải có hệ thống ô xy tập trung, máy thở ô xy dòng cao…

T.Nguyên



[ad_2]

Nguồn bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang