Cách lập mục tiêu để sự nghiệp thăng tiến

[ad_1]

Lập mục tiêu là điều cần thiết để sự nghiệp thăng tiến và cho cảm giác thỏa mãn trong công việc.

Dù nhà tuyển dụng yêu cầu hay bạn chủ động thực hiện thì lập mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn hoạch định tốt hơn tương lai của mình. Các chuyên gia về phát triển sự nghiệp còn cho rằng, điều này cũng có thể hỗ trợ bạn hoàn thiện bản thân và giúp việc đàm phán tăng lương trở nên dễ dàng hơn.

Chủ động

Đừng đợi quản lý hay cố vấn hỏi về mục tiêu của bạn. Hãy thăng tiến bằng cách động não và xây dựng những mục tiêu nghề nghiệp một cách chủ động.

Tony Lee, chuyên gia về xu hướng tuyển dụng tại Society for Human Resource Management (Mỹ), cho biết giới trẻ như sinh viên mới tốt nghiệp đại học hay trung học thường chờ sự phân công từ giáo viên, cha mẹ và những người có thẩm quyền khác, nhưng đây chính là lúc nên tự bắt đầu.

“Nếu họ quá quen với văn hóa đó, họ sẽ chỉ thụ động trong công việc và đợi ai đó đến gặp và bảo, ‘Được rồi, đây là việc cần phải hoàn thành’ thay vì chủ động hỏi, “Tôi có thể làm gì?” ông Lee nói.

Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp là việc cần sớm chủ động. Ảnh: Pixabay.

Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp là việc cần sớm chủ động. Ảnh: Pixabay.

Còn nếu bạn đã làm cùng một công việc trong nhiều năm, việc tìm kiếm động lực có thể khó hơn nhưng vẫn có một số cách. Trước khi bắt đầu, bạn cần lưu ý:

– Nhìn lại hiện tại: Tìm bất kỳ mục tiêu nào bạn từng lập trong quá khứ và so với thực trạng bản thân. Bạn đạt được những mục tiêu đó chưa? Chúng vẫn phù hợp với con đường sự nghiệp của bạn? Xem xét các mục tiêu trước đây có thể giúp bạn lập các mục tiêu tiếp theo.

– Thảo luận: Xin lời khuyên từ người bạn tin tưởng như sếp, cố vấn, hay một người nào khác hiểu rõ thế mạnh chuyên môn của bạn.

– Tìm vài ví dụ: Hỏi đồng nghiệp hay người bạn ngưỡng mộ về những mục tiêu mà họ đặt ra và đạt được trong những năm qua.

Nếu bạn lo lắng về cách thảo luận chủ đề này với người quản lý, hãy nhớ họ có khả năng hỗ trợ sự thăng tiến của bạn.

Ông Lee khuyên nên mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói: “Tôi thực sự yêu thích công việc, nhưng hai hoặc ba năm nữa, tôi không nghĩ ai trong chúng ta muốn tôi vẫn làm công việc tương tự”. Bạn có thể tiếp tục: “Tôi nên làm gì bây giờ để giúp chuẩn bị cho cơ hội tiếp theo?”.

Tính toán giá trị bản thân

Suy nghĩ về những gì bạn có thể làm tốt và cống hiến sẽ giúp bạn nhận ra điều nên làm. Tránh tập trung hoàn toàn vào các kỹ năng chỉ có lợi cho bạn. Hướng đến điểm giao nhau giữa các mục tiêu có ích cho bạn và sếp hoặc khách hàng của bạn. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho bạn khi đề xuất tăng lương hay thăng chức.

Mục tiêu của bạn nên là:

– Hành động hợp lý: Suy nghĩ về những điều bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu. Ví dụ, để đạt được mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cấp trên, bạn sẽ tham gia chương trình tư vấn trong công ty.

– Biện pháp khả thi: Tìm số liệu chứng minh về sự thành công. Đây có thể là mục tiêu bán hàng, hoặc thu nhập bạn muốn. Ví dụ, để đạt mục tiêu tăng lượng khách hàng, bạn sẽ tổ chức 3 buổi hội thảo một tuần.

– Thiết thực: Đừng hành động quá mức cần thiết mà phải hình dung cách hoàn thành chúng. Ví dụ, để đạt được mục tiêu thăng chức, bạn sẽ làm việc cùng với quản lý để lập lịch trình trong hai năm.

Thực tế, nhưng đừng ngại rủi ro

Các mục tiêu sẽ gây khó khăn cho bạn. Cố gắng biến chúng thành tham vọng nhưng có thể đạt được. Ngay cả khi bạn không đạt được mục tiêu đúng hạn định, bạn vẫn có thể đánh giá lại và cố gắng lần nữa.

Hoặc nếu thất bại, theo chuyên gia huấn luyện nghề nghiệp Tracy Timm, bạn vẫn có một trải nghiệm đẹp. “Lúc chúng ta già đi hoặc nhìn lại cuộc đời, rất hiếm khi chúng ta hối tiếc về điều gì đó chưa thực hiện được,” cô nói và cho rằng, chúng ta chỉ hối tiếc nhiều hơn về những điều mình chưa từng có đủ can đảm thực hiện.

Bản thân Timm đã học được bài học này khi làm trong ngành tài chính. Cô sớm biết công việc không phù hợp với mình, nhưng lại thiếu quyết đoán, khiến cô không thể tìm hiểu các lựa chọn khác. Đến cuối cùng, cô mới lấy hết can đảm chia sẻ với sếp.

Kết quả, cô được cung cấp các khóa đào tạo, trò chuyện với bộ phận nhân sự, chuyển sang bộ phận khác và thậm chí có cơ hội ở lại cho đến khi cô tìm được bước tiếp theo. “Hãy hình dung nếu như tôi sớm đến gặp họ và nói: “Tôi hoàn toàn tin vào công việc chúng ta đang làm. Chỉ là nó không phù hợp với tôi. Bạn có thể giúp tôi không?. Vì tôi muốn vui vẻ và cũng muốn tạo ra ảnh hưởng?’”, cô nói.

Do đó, hãy bắt đầu thiết lập mục tiêu, cố gắng học các kỹ năng mới, và xem xét bạn có thể thay đổi được gì. Không bao giờ là quá muộn.

Phiên An (theo WSJ)

[ad_2]

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top